OTT là gì?
OTT (Over the top) là một cái gì đó đại loại như:
- YouTube, Vimeo, Netflix hoặc Apple TV cho streaming video
- Skype hay FaceTime cho các cuộc gọi thoại/video
- WhatsApp hay iMessage cho nhắn tin trên thiết bị di động
- Xbox 360 hay World of Warcraft để chơi game
Hay nói cách khác khi bàn về các ứng dụng hoặc dịch vụ OTT, người ta thường đề cập đến các ứng dụng và dịch vụ hoạt động trên các kết nối Internet nhưng không có bất kỳ mối quan hệ nào với các nhà cung cấp những kết nối Internet đó và đặc biệt là người dùng không tốn phí khi sử dụng các OTT.
Ban đầu OTT được dùng cho các dịch vụ Video như Netfix hay HuLu, về sau OTT được áp dụng cho một loạt các ứng dụng nhắn tin, thay thế cho các dịch vụ nhắn tin SMS tốn phí truyền thống do các công ty viễn thông cung cấp. WhatsApp, Apple iMessage, BlackBerry Messenger (BBM), TU Me ... và hàng trăm hàng trăm ứng dụng khác thi nhau xuất hiện.
Liệu cuộc chiến này có công bằng không?
Trong khi các doanh nghiệp viễn thông truyền thống tại Việt Nam đầu tư cơ sở hạ tầng tiêu tốn một lượng tài chính rất nhiều, đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ công ích cho xã hội điều này làm lợi nhuận của các doanh nghiệp viễn thông bị giảm sút đi đáng kể so với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT không phải thực hiện các nghĩa vụ công ích xã hội, sự tiện dụng của các dịch vụ OTT với tốc độ lưu dẫn cao, không trả phí khi sử dụng, tính hội nhập và tương tác với sự phát triển của các sản phẩm công nghiệp cao, cùng với sự phát triển không ngừng của 3G, 4G, đặc biệt là các smartphone tạo ra một sự thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng, và ngày càng thu hút nhiều người sử dụng các dịch vụ OTT này.
Theo thống kê của các doanh nghiệp viễn thông, doanh thu trong năm 2013 ở dịch vụ thoại bị giảm 3 - 4% và đối với dịch vụ SMS giảm từ 10 - 12% và một nguyên nhân bắt nguồn từ sự phát triển của các dịch vụ OTT.
Các doanh nghiệp viễn thông truyền thông buộc phải chọn 2 phương án:
Một là, tăng cước phí 3G và 4G đối với người sử dụng dịch vụ OTT giống như tình huống: bắt tay với doanh nghiệp nội dung để đưa ra gói cước mới, ăn chia doanh thu với những doanh nghiệp nội dung như ở Pháp (các nhà mạng nước này đã đòi ăn chia với Google nếu không sẽ ”bóp” băng thông đối với các dịch vụ của Google hay thu phí, kiểm soát thông qua các biện pháp kỹ thuật). Nhưng phương án này, cần phải suy xét nhận kỹ, bởi mặc dù tại Việt Nam ba doanh nghiệp Viettel, MobiFone, VinaFone là các nhà mạng được đa số người Việt sử dụng và phương pháp này họ có thể dễ dàng thực hiện bởi tính độc quyền nhóm trong lĩnh vực viễn thông, nhưng suy xét lại thì không công bằng cho khách hàng do cuộc chiến giữa OTT và nhà mạng.
Hai là, nhà mạng sẽ thích nghi dần với cách cạnh tranh mới này và trang bị vũ khí thật tốt để nhảy vào thị trường OTT một miếng bánh béo bở. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có thể áp dụng trong dài hạn, còn hiện tại việc cùng một lúc nhà mạng quản lí nào là các gói cước viễn thông truyền thống, các dịch vụ mà nhà mạng đó giờ đã cung cấp cho người tiêu dùng, rồi đến các OTT hay đầu tư cơ sở hạ tầng cho các OTT thì có lẽ sẽ là một công việc khá nặng nọc vừa không tạo tính chuyên môn vừa tốn kém chi phí và do đó có thể dẫn đến chất lượng của các sản phẩm gửi đến người dùng không tốt.
Tuy nhiên, nếu nhìn vấn đề ở một khía cạnh gọi là trung hòa, sự kết hợp của các nhà mạng với các doanh nghiệp đang cung cấp các OTT hiện tại như Zalo, Line, Viber, Talk... thì đây không là giải pháp tồi cho câu chuyện “cuộc chiến không khoan nhượng” trên. Vừa giải quyết được bài toán bất công là các OTT dường như không đóng góp vào các khoản công ích xã hội như thuế, đồng thời cũng áp ứng được xu hướng không thể cưỡng lại của người dân trong việc muốn sử dụng OTT như một nhu cầu thể hiện sự sành diệu của bản thân.
Lê Khánh tổng hợp |